3 bộ vào cuộc đánh giá tác động các trường hợp đấu giá đất cao bất thường

Đây là một trong những nội dung có trong Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2022 do Chính phủ vừa ban hành.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Cụ thể, tại nghị quyết trên, Chính phủ giao các Bộ: Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, cơ quan liên quan và các địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao tập trung rà soát, kiểm tra hoạt động của các tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường; đánh giá tác động của các trường hợp có kết quả đấu giá bất thường để kịp thời có biện pháp xử lý, không để xảy ra tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản.

Liên quan đến hoạt động này, trước hiện tượng thời gian qua một số doanh nghiệp đưa ra mức đấu giá một số lô đất rất cao rồi bỏ cọc, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên Môi trường vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về đấu giá đất, có yếu tố trục lợi trong đấu giá quyền sử dụng đất.

Tại văn bản, báo cáo Thủ tướng, Bộ Xây dựng cho biết, hiện tượng bỏ giá rất cao một số lô đất, rồi "bỏ cọc", tạo mặt bằng "giá ảo" để thao túng thị trường, mua đi, bán lại nhiều lô đất trúng đấu giá khác thu lợi bất chính diễn ra phổ biến ở nhiều nơi và thậm chí mang tính tổ chức.

Kết quả trúng đấu giá cao gấp nhiều lần so với mức khởi điểm cũng tác động đến thị trường bất động sản khu vực. Cụ thể như với vụ việc ở Thủ Thiêm, mặt bằng giá đất, nhà ở tại khu vực này sau cuộc đấu giá đã đồng loạt tăng dù giao dịch ít.

Mặt khác, quá trình tổ chức thực hiện đấu giá, đặc biệt là đấu giá đất ở một số nơi còn có hiện tượng "cò đấu giá", "quân xanh - quân đỏ" lộng hành, thông đồng, dìm giá, làm sai lệch kết quả đấu giá. Điều này đã gây mất an ninh, trật tự, thất thoát nguồn thu ngân sách, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia...

Trước vấn đề trên, Bộ Xây dựng cho biết, sẽ tiếp tục bám sát thị trường, thanh kiểm tra việc thực hiện pháp luật về kinh doanh bất động sản. Đồng thời phối hợp với các địa phương, cơ quan chức năng khác để bổ sung cơ chế, chính sách phù hợp với thị trường.

Bộ cũng đề xuất Thủ tướng giao các bộ gồm: Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Tài chính tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về đấu giá quyền sử dụng đất, xử lý nghiêm các vi phạm về đấu giá, có yếu tố trục lợi trong đấu giá quyền sử dụng đất.

Ngân hàng Nhà nước cần rà soát các tổ chức tín dụng cho các nhà đầu tư vay tiền tham gia đấu giá đất để đảm bảo an toàn tín dụng.

Các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, bổ sung quy định để phân định các trường hợp, khu vực thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất với các trường hợp đấu thầu dự án có sử dụng đất kèm theo điều kiện cụ thể đối với tổ chức, doanh nghiệp tham giá đấu thầu dự án.

Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, sửa đổi các quy định pháp luật liên quan đến việc đấu giá quyền sử dụng đất như thống nhất về hình thức, trình tự, thủ tục trong tổ chức thực hiện; xác định giá khởi điểm để đấu giá đất; số tiền đặt trước khi tham gia và số tiền đảm bảo thực hiện hợp đồng khi trúng thầu...

Trước đó, Bộ Tài nguyên & Môi trường cũng đề nghị các địa phương rà soát, kiểm tra các hoạt động đấu giá đất, từ đó, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Các địa phương cần ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá quyền sử dụng đất để gây nhiễu loạn thị trường, trục lợi.

Ngoài ra, cơ quan này lưu ý các thành phố chấn chỉnh đấu giá đất, trong đó tập trung vào việc thực hiện đúng quy định các trường hợp phải đấu giá quyền sử dụng đất, nhất là những khu đất "vàng" để chống thất thu cho ngân sách và phòng chống tiêu cực, tham nhũng…

Đọc tiếp

Đất phân lô lại "nóng"

Đất phân lô lại "nóng"

Nhiều khu đất phân lô bán nền có giao dịch đột biến trong 3 tháng đầu năm 2024, tuy vậy diễn biến giao dịch giữa các khu vực không đồng đều.

Giá chung cư ở Hà Nội tăng liên tục do đâu?

Giá chung cư ở Hà Nội tăng liên tục do đâu?

Khi so sánh giữa các dòng sản phẩm, người mua có nhu cầu ở thực có thể nhận thấy giá căn hộ vẫn ở mức hợp lý hơn so với những sản phẩm liền thổ trong dự án như biệt thự và nhà liền kề. Từ đó, dẫn đến câu chuyện ghi nhận mức tăng về nhu cầu và giá sơ cấp của phân khúc căn hộ trong quý I/2024.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Cần gì để tránh vết xe đổ khi đấu giá lại loạt "đất vàng" Thủ Thiêm?

Cần gì để tránh vết xe đổ khi đấu giá lại loạt "đất vàng" Thủ Thiêm?

Theo kế hoạch đấu giá năm 2024, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) dự định đấu giá 4 lô đất trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm và 3.790 căn hộ chung cư trước đây được xây dựng tái định cư. Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã và đang hoàn thiện các khâu trong quy trình đấu giá như: phương án đấu giá, việc tổ chức lại việc bán đấu giá, xác định giá khởi điểm.

Những tin vui của thị trường địa ốc đầu năm

Những tin vui của thị trường địa ốc đầu năm

Năm 2024, cả nước dành 657.000 tỷ đồng cho đầu tư công, chủ yếu là đầu tư hạ tầng giao thông và phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân ít nhất 95%. Đầu tư công được xem là động lực thúc đẩy phục hồi nền kinh tế, trong đó có thị trường bất động sản.

Chat với BizLIVE