10 câu hỏi phỏng vấn khó nhất của đại học Harvard

Các câu hỏi phỏng vấn của Harvard trải đều từ những câu thông thường cho đến các câu hỏi khó lường và hóc búa. 
Hàng năm, có khoảng 2.000 người có cơ hội được phỏng vấn trong 30’ để được nhận vào chương trình MBA của đại học kinh doanh danh tiếng Harvard Business School (HBS). Ảnh tư liệu.
Hàng năm, có khoảng 2.000 người có cơ hội được phỏng vấn trong 30’ để được nhận vào chương trình MBA của đại học kinh doanh danh tiếng Harvard Business School (HBS). Ảnh tư liệu.
Hàng năm, có khoảng 2.000 người có cơ hội được phỏng vấn trong 30’ để được nhận vào chương trình MBA của đại học kinh doanh danh tiếng Harvard Business School (HBS).
Một số ứng viên ở xa được phỏng vấn qua Skype, còn lại hầu hết các ứng viên được phỏng vấn tại phòng dự án ngay trong khuôn viên trường. 
Rất nhiều câu hỏi được đưa ra liên tiếp trong 30’, và thái độ của người phỏng vấn thì khá lãnh đạm, trang tin tư vấn sự nghiệp PoetsandQuants.com miêu tả. 
Các câu hỏi trải đều từ mọi mức độ, bình thường như: Tại sao bạn muốn lấy bằng MBA? Tại sao chọn Harvard? Điểm mạnh và điểm yếu là gì? Nói về các kinh nghiệm và kỹ năng thời đi học của bạn?... đến những câu hỏi khó lường và hóc búa. 
Những câu hỏi bất ngờ được thiết kế với mục đích lọc ra 1.100 ứng viên từ 2.000 người ban đầu để bố trí vào 941 suất của khóa học năm.

Hầu hết các ứng viên được phỏng vấn tại phòng dự án ngay trong khuôn viên trường. 

Dưới đây là 10 câu hỏi khó nhất cùng gợi ý câu trả lời được PoetsandQuants.com chọn lọc từ bộ 96 câu hỏi trích đăng trên tạp chí MBA The Harbus.

1. Giải thích cho tôi việc mà bạn đang làm như giải thích cho một đứa trẻ 8 tuổi?

Câu hỏi này kiểm tra khả năng diễn giải một vấn đề phức tạp bằng ngôn từ đơn giản của ứng viên. 
Tốt nhất hãy coi người hỏi như bà nội của bạn, và giải thích những dự án bạn đang theo đuổi với ngôn ngữ đơn giản sao cho một người không rõ về kinh tế như bà nội có thể hiểu được. 
Tuy nhiên, cẩn thận đừng làm người phỏng vấn phát ngán, hãy làm cho câu chuyện thú vị một chút. 
2. Hãy tả một thứ bạn nghĩ bạn nên bắt đầu làm ngay, hoặc làm bớt đi, hoặc làm nhiều lên?
Đây là một câu hỏi cho phép bạn tự đánh giá và nhận xét về bản thân. 
Mục đích là để phân loại những cá nhân biết tự phê bình, và tìm ra động lực của họ. 
3. Điều gì mà bạn không bao giờ có thể tốt bằng người khác?
Nghe có vẻ đơn giản, nhưng thực chất đây là một câu hỏi mẹo. 
Hãy cẩn thận, đừng để người nghe có cảm giác bạn bất cần khi trả lời “chẳng có gì cả”. 
Hãy thành thật, đừng cố dựng chuyện. Nói về một đặc điểm bạn nghĩ mình cần khắc phục. 
4. Hai lời khuyên tốt nhất bạn từng nhận được là gì? Tại sao?
Đang thắc mắc về mục đích của câu hỏi này ư? Đây lại là một câu hỏi để tìm ra điều tác động lên tính cách của bạn và lí do đằng sau nó. 
Nhặt ra hai ví dụ về hai lĩnh vực trong cuộc sống của bạn – kinh doanh, học thuật, cá nhân,…
Hãy kể về tác động của lời khuyên đó đối với bạn, bạn đã áp dụng nó ra sao,  cuộc sống của bạn đã thay đổi như thế nào.
5. Bạn muốn mọi người nhớ gì về mình nhất?
Câu hỏi này tìm ra mục đích lớn của cuộc đời bạn. Hãy nhớ phải thành thật. 
Hãy cho người nghe được cảm nhận sự nhiệt huyết và mục tiêu lớn trong đời bạn. 
6. Định nghĩa của bạn về một nhà lãnh đạo là gì? Bạn phù hợp thế nào với định nghĩa đó?
Hãy đi thẳng vào vấn đề. Nếu bạn tin bạn có tố chất của một lãnh đạo, thì những người khác cũng sẽ tin. 

Câu hỏi này muốn tìm hiểu bạn nhận định thế nào về khả năng  lãnh đạo. 

Bạn cần đưa ra một câu trả lời ghép những khía cạnh quan trọng nhất của khả năng lãnh đạo lại với nhau, và kết nối chúng với các đặc điểm của bản thân.

7. Bạn đưa ra các quyết định lớn như thế nào? 
Câu hỏi này kiểm tra các bạn tư duy và quá trình đưa ra quyết định của bạn. 
Có thể lấy một câu chuyện, hoặc một ví dụ để minh họa cho quá trình tư duy logic của bạn. 
Khi kể chuyện, đừng ngại khi đề cập đến ảnh hưởng của trực giác, bản năng, ý chí và tình cảm, hay kể cả khi bạn phải tham vấn người khác. 
8. Bố mẹ bạn tả bạn thế nào năm bạn 12 tuổi?
Câu hỏi này có thể sẽ khiến bạn mỉm cười. Hãy nhớ, không ai trông đợi một đứa trẻ 12 tuổi hoàn hảo, nên đừng “bịa chuyện”.
Hãy dùng câu hỏi này như một cơ hội để đánh giá bản thân. 
Bạn có thể bắt đầu bằng một điểm yếu, sau đó lý giải dần về sau này, cách bạn nỗ lực để khắc phục nó. 
9. Có điều gì tôi nên chắc chắn ở bạn? Ngay cả sau khi tôi đã đọc đơn của bạn?
Đây là cơ hội để nói về những thứ bạn không ghi trong hồ sơ xin học. 
Hãy làm cho bản thân nghe có vẻ giá trị và thú vị đối với ngôi trường. 
Bạn có thể nói về sở thích, tài năng hay những thành tích đạt được. 
10. Điều bạn muốn tôi nhớ nhất về bạn là gì?
Câu hỏi này có thể được đặt dưới rất nhiều dạng. 
Tuy nhiên, đây là cơ hội để bạn tóm tắt lại bản thân và lí do tại sao bạn nên được chọn. 
Qua cách trả lời câu hỏi này, người nghe sẽ cảm nhận được sự tự tin và thú vị của bạn (nếu có).

Đọc tiếp

Chat với BizLIVE